Hướng dẫn bảo quản trang phục theo chất liệu của từng loại vải

Nếu bạn chưa biết cách bảo quản trang phục thế nào hợp lý thì hãy tham khảo ngay những mẹo bảo quản trang phục theo từng chất liệu vải theo bài viết của Zonbig dưới đây nhé.

f:id:zonbig:20190709183256j:plain

Ngoài việc chọn trang phục hợp lý, mix & match sáng tạo thì việc am hiểu từng chất liệu vải và cách để giữ được trang phục luôn mới và bền đẹp như form dáng ban đầu là rất điều cần thiết. Hơn thế, đây còn là phương pháp hiệu quả nhằm tiết kiệm được chi phí mua sắm - gìn giữ được trang phục yêu thích của các bạn trong một thời gian dài nữa đấy.

Nếu bạn chưa biết cách bảo quản trang phục thế nào hợp lý thì hãy tham khảo ngay những mẹo bảo quản trang phục theo từng chất liệu vải theo bài viết của Zonbig dưới đây nhé.

1, Vải cotton

Cách bảo quản

Ưu tiên giặt tay, nếu giặt bằng máy nên lộn trái khi giặt và không giặt trang phục màu với nhau vì cotton rất dễ bắt màu.

Nên tránh các loại chất tẩy rửa mạnh và giặt trong nước nóng quá 40 độ có thể làm vải giãn ra và hỏng vải.

Sau khi giặt có thể dùng nước xả thơm, không dùng nước xả mềm vải vì vải sẽ dễ bị giãn rất nhanh.

Lộn mặt trái và phơi ở bóng râm, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

2. Vải chiffon/voan, châu toan

Cách bảo quản

Nên hòa nước giặt vào nước trước thay vì đổ trực tiếp lên vải. Đồng thời, lộn mặt trái trang phục khi giặt, nếu giặt máy thì cho vào chiếc túi lưới.

Ưu tiên các loại nước tẩy rửa dịu nhẹ, lành tính như sữa tắm, dầu gội đầu để hạn chế tình trạng phai màu khi giặt.

Khi phơi có thể vẩy cho phẳng, đình hình form dáng ban đầu và treo ở khu vực thoáng mát, gió tự nhiên tránh bị co rút sợi vải.

Sử dụng móc treo bằng gỗ hoặc có bọc vải, không sử dụng móc nhựa hay móc sắt có thể làm hỏng vải.

===>> Xem thêm: thời trang dành cho người trung niên đang rất được nhiều chị em ưa chuộng

3. Vải Kaki

Cách bảo quản

Giặt bằng nước lạnh và lộn trái trước khi giặt để giữ được màu tốt và vải bền hơn.

Khi vải bị bẩn, nấm mốc có thể dùm dấm để giặt. Bôi dấm vào vết bẩn, ngâm 1-2h, sau đó giặt sạch lại với nước.

Đối với vải mới và đậm, có thể dùng muối trắng ( khoảng ½ chén) vào để xả vải, chúng sẽ ngăn chặn phai màu hiệu quả.

Lộn trái và phơi ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp để tránh bạc màu hay ngả vàng ( với đồ trắng).

f:id:zonbig:20190709183524j:plain

4. Vải tuyết mưa

Cách bảo quản

- Vải tuyết mưa khá bền màu, tuy nhiên nên giặt bằng tay, nếu giặt máy nên giặt với lực quay nhẹ.

- Không chà xát mạnh bằng bàn chải, ngâm vải và giặt quá lâu.

- Không dùng thuốc tẩy mạnh

- Phơi dưới ánh nắng nhẹ, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt của mặt trời.

===>> Xem thêm: váy đầm trung niên đang được nhiều chị em phụ nữ tuổi trung niên săn đón.

5. Denim

Cách bảo quản

Trước khi giặt, lật mặt trái và hạn chế giặt bằng máy cũng như hong khô trang phục sẽ dễ bị hỏng hơn.

Hạn chế giặt và ngâm lâu bằng bột giặt thường có chất tẩy rửa mạnh sẽ dễ phai màu.

Không dùng nước xả vải vì dễ làm hỏng dáng trang phục.

Lộn trái và phơi nơi có bóng râm, có gió, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt vì nó sẽ làm cho trang phục của bạn bị khô quắt và gây rát da khi mặc.

6. Vải Tafta

Cách bảo quản

Nên giặt tay, nếu giặt máy nên giặt ở lực quay nhẹ.

Sử dụng chất tẩy nhẹ như sữa tắm, dầu gội, tránh sử dụng chất tẩy mạnh làm bạc màu vải.

Không chà sát mạnh bằng bàn chải.

Phơi khô tự nhiên nơi thoáng mát, tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

7. Vải lanh/ Linnen

Cách bảo quản

Tránh giặt với nước nóng (trên 40 độ C), thay vào đó hãy sử dụng nước ấm hoặc nước lạnh.

Hạn chế giặt máy để tránh giảm độ bền của sợi lanh mỏng manh.

Có thể sấy, ủi vải linen với nhiệt độ thấp khi vải còn ẩm để giúp nếp nhăn biến mất nhanh chóng.

Vải thích hợp phơi khô tự nhiên bằng gió. Giũ mạnh vài lần khi phơi để giữ nếp, phơi trong mát.

Hy vọng với những cách bảo quản trang phục Zonbig vừa chia sẻ sẽ giúp được các bạn trong công cuộc chăm sóc được tủ quần áo của mình.

Đọc thêm: Một vài gợi ý cho những quý cô có bắp chân to